• Tên ngành, nghề: KỸ THUẬT LÀM BÁNH
  • Mã ngành, nghề: 5810210
  • Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp Trung cấp trở lên, có đủ sức khoẻ để học tập. Học sinh tốt nghiệp THCS phải học các môn văn hoá theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học sinh tốt nghiệp trung cấp trở lên được miễn các môn học chung.
  • Thời gian đào tạo: Từ 1 đến 2 năm

Mục tiêu đào tạo

1. Mục tiêu chung:

– Người học được trang bị các kiến thức chuyên môn về kỹ thuật làm Bánh; Tổ chức, chế biến các món ăn, các món bánh – món ăn tráng miệng tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống.

– Người học được cung cấp kiến thức về các món bánh – món ăn tráng miệng và kỹ thuật làm các món Bánh Á, Âu.

– Người học được cung cấp các kiến thức bổ trợ cần thiết cho nghiệp vụ kỹ thuật làm bánh như: văn hóa ẩm thực, thương phẩm và an toàn thực phẩm, sinh lý dinh dưỡng, xây dựng thực đơn…

– Trình bày và giải thích được một số yêu cầu về chất lượng, vệ sinh, an toàn trong quá trình chế biến Bánh.

– Trình bày được các kiến thức cơ bản về quản lý và tổ chức công việc trong nghề quản trị chế biến bánh như: Quản trị quy trình sản xuất làm bánh, quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật, quản trị được nguyên vật liệu, quản trị chi phí.

– Trình bày được các kiến thức khác có liên quan đến nghề Kỹ thuật làm bánh như:

+ Các kiến thức cơ bản: Về Chính trị, Pháp luật, Quốc phòng, Giáo dục thể chất.

+ Các kiến thức bổ trợ nghề nghiệp như: Tiếng Anh, Tin học, Tổng quan du lịch, tâm lý và kỹ năng giao tiếp…

2. Mục tiêu cụ thể:

Sau khi học xong chương trình học sinh có khả năng:

2.1. Kiến thức

– Đọc, hiểu đúng công thức chế biến, yêu cầu cảm quan của các loại bánh phổ biến;

– Liệt kê được các loại nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ và nguyên liệu gia vị sử dụng trong chế biến các loại bánh cơ bản…;

– Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ chủ yếu ở bộ phận chế biến bánh, mô tả được công dụng và những điểm cần chú ý của chúng khi sử dụng;

– Phân tích được các yêu cầu của các quy trình nghiệp vụ cơ bản: Chuẩn bị chế biến; vệ sinh khu vực chế biến; quy trình chế biến các loại bánh Á, bánh mỳ, bánh ngọt, bánh tráng miệng;

– Phân tích được tầm quan trọng của vệ sinh, an toàn thực phẩm và an toàn lao động trong quá trình chế biến bánh;

– Trình bày được các nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động;

– Tiếp cận được kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc cao hơn liên quan đến Kỹ thuật làm bánh;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

2.2. Kỹ năng:

– Chế biến được các món Bánh cơ bản, Âu, Á, bánh tráng miệng, bánh mỳ, bánh ngọt… theo đúng quy trình, đảm bảo giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan và vệ sinh an toàn thực phẩm…

– Tính toán, xây dựng được thực đơn các bữa ăn thường, các bữa ăn tiệc và tự chọn…

– Thực hiện được các biện pháp vệ sinh, an ninh, an toàn và phòng chống cháy nổ trong quá trình chế biến các sản phẩm ăn uống.

– Xử lý được các tình huống phát sinh trong quá trình chế biến các sản phẩm ăn uống.

2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

– Làm việc độc lập, theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc.

– Hướng dẫn được kỹ năng nghề cho người học việc vào công việc.

– Tìm và tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.

2.4. Chính trị, đạo đức và giáo dục quốc phòng:

– Chính trị, pháp luật:

+ Nắm được một số kiến thức về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng, về Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước.

+ Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.

– Đạo đức, tác phong công nghiệp:

+ Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử.

+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

– Thể chất, quốc phòng:

+ Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ.

+ Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

+ Trang bị cho người học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.

3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

– Sau khi tốt nghiệp học sinh có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí: Nhân viên chế biến trực tiếp; Tổ trưởng các tổ (Bánh mỳ, bánh ngọt) hoặc các vị trí khác trong bếp Bánh tuỳ theo khả năng và yêu cầu của công việc cụ thể.

– Có thể làm việc tại các khách sạn, nhà hàng, resort hoặc các cơ sở sản xuất khác. Ngoài ra học sinh có cơ hội để theo học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.

TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

TUYỂN SINH TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG - ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG 2024

  • Hình thức đào tạo: chính quy tập trung
  • Tốt nghiệp sinh viên được trường cấp “Bằng chính quy” thuộc hệ thống văn bằng Quốc gia
  • Được giúp đỡ tìm việc làm và nếu có nguyện vọng Được học liên thông lên Cao Đẳng và Đại học chính quy
  • Ký túc xá miễn phí (không mất tiền) cho sinh viên.
  • Có lớp văn bằng 2 và lớp ngoài giờ hành chính (học buổi tối hoặc Thứ 7, Chủ nhật).

NHẬN THÔNG TIN HỌC PHÍ VÀ LỘ TRÌNH