• Tên ngành, nghề: KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN
  • Mã ngành,nghề: 5810207
  • Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp Trung cấp trở lên, có đủ sức khoẻ để học tập. Học sinh tốt nghiệp THCS phải học các môn văn hoá theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học sinh tốt nghiệp trung cấp trở lên được miễn các môn học chung.
  • Thời gian đào tạo: Từ 1 đến 2 năm

Mục tiêu đào tạo

1. Mục tiêu chung:

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước. Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Tự giác học tập để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; vận dụng được những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện trở thành người lao động có lương tâm nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao; lối sống trong sạch lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Yêu nghề, có tác phong làm việc chuyên nghiệp và thái độ phục vụ chuẩn mực, phù hợp với thực tiễn ngành, nghề; Chương trình ngành Kỹ thuật chế biến món ăn giúp học sinh được học kỹ thuật chế biến món ăn và được thực hành các món ăn Á, Âu, món ăn Việt Nam, món ăn chay, đồ tráng miệng, các loại bánh; biết trang trí, trình bày các loại đồ ăn nóng, nguội; Biết tính toán, chọn lựa thực phẩm, sử dụng thành thạo và hợp lí những nguyên liệu dụng cụ cần thiết, biết chế biến thức ăn ngon, hợp khẩu vị, đảm bảo vệ sinh an toan thực phẩm, đảm bảo giá trị dinh dưỡng của món ăn, làm cho món ăn trở nên ngon miệng đẹp mắt, kích thích tiêu hóa tạo cơ sở tốt nhất để duy trì và tăng cường sức khỏe.

2. Mục tiêu cụ thể:

Sau khi học xong chương trình học sinh có khả năng:

a. Về kiến thức:

– Đọc, hiểu đúng công thức chế biến, yêu cầu cảm quan của các món ăn phổ biến;

– Liệt kê được các loại nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ và nguyên liệu gia vị sử dụng trong chế biến các món ăn cơ bản Á, Âu…;

– Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ chủ yếu ở bộ phận chế biến, mô tả được công dụng và những điểm cần chú ý của chúng khi sử dụng;

– Phân tích được các yêu cầu của các quy trình nghiệp vụ cơ bản: Chuẩn bị chế biến; vệ sinh khu vực chế biến; quy trình chế biến các loại nước dùng, món ăn chế biến từ thịt, rau, thủy hải sản; các món ăn Á, Âu…;

– Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ ăn uống và cách thức đánh giá chất lượng. Đề xuất được các biện pháp nâng cao chất lượng;

– Phân tích được tầm quan trọng của vệ sinh, an toàn thực phẩm và an toàn lao động trong quá trình chế biến;

– Trình bày được các nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động;

– Tiếp cận được kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc cao hơn liên quan đến Kỹ thuật chế biến món ăn;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

b. Về kỹ năng:

– Thực hiện chế biến món ăn theo định mức chế biến tại bộ phận;

– Sử dụng và bảo quản nguyên liệu thực phẩm chế biến đúng kỹ thuật;

– Thực hiện việc sơ chế nguyên liệu thực phẩm theo đúng các nguyên tắc quy trình kỹ thuật;

– Chế biến được các món ăn trong thực đơn Á, Âu, tiệc… để phục vụ khách trong các nhà hàng;

– Phối hợp với bộ phận bàn trong quá trình phục vụ khách ăn uống;

– Dự tính, hạn chế các tình huống phát sinh trong lĩnh vực mà mình tham gia; phân tích đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý các tình huống trong quá trình chế biến món ăn;

– Đưa ra được các quyết định kỹ thuật trong phạm vi giới hạn chuyên môn đã được đào tạo;

– Thực hiện các công việc của nghề bảo đảm vệ sinh, an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường… đáp ứng nhu cầu của khách du lịch;

– Thực hiện đúng các nguyên tắc về an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy trong quá trình chế biến món ăn;

– Tổ chức công việc và tham gia làm việc theo nhóm nhỏ, có khả năng phối hợp với những vị trí khác có liên quan trong công việc;

– Kiểm tra, giám sát chuyên môn và hướng dẫn kỹ thuật đối với nhân viên mới, thực tập sinh … trong phạm vi giới hạn chuyên môn được đào tạo;

– Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

c. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

– Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và thái độ phục vụ tốt.

– Tinh thần phục vụ khách: Thực hiện quan điểm “ khách hàng là trung tâm điểm của quá trình dịch vụ”; tận tụy phục vụ, làm cho khách hài lòng trong suốt quá trình phục vụ; sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu chính đáng của khách trong điều kiện cho phép và luôn lấy chất lượng phục vụ làm tôn chỉ hành động.

– Tính trung thực: trung thực với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng; nêu cao tinh thần trách nhiệm, không chạy theo nhu cầu cá nhân của khách trái với phong tục và pháp luật Việt Nam

– Tính lịch sự, tế nhị: Thể hiện sự hiếu khách, phong cách văn minh và ứng xử có văn hóa với mọi người; giữ gìn, bảo vệ và tôn vinh truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

– Tính hòa đồng: Tinh thần hợp tác thái độ cởi mở, thân ái với mọi người, với khách du lịch, với các bộ phận liên quan để thực hiện tốt mục tiêu phục vụ khách.

3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Phụ bếp (tại khách sạn 1 – 5 sao);

– Đầu bếp chính sơ chế và chế biến nước dùng, xốt (tại khách sạn 1 – 5 sao);

– Đầu bếp chính xa lát và đồ nguội (tại khách sạn 1 – 5 sao);

– Đầu bếp chính bếp Á (tại khách sạn 1 – 5 sao);

– Đầu bếp chính bếp Âu (tại khách sạn 1 – 5 sao);

– Đầu bếp chính bếp tiệc (tại khách sạn 1 – 5 sao);

– Đầu bếp chính bếp bánh và món ăn tráng miệng (tại khách sạn 1 – 5 sao).

– Đảm nhận các vị trí khác nhau từ nhân viên sơ chế, nhân viên chế biến trực tiếp, thợ nấu chính hoặc các vị trí khác nhau trong nhà bếp tùy theo khả năng cũng như tính chất công việc.

– Làm chủ nhà hàng, khách sạn kinh doanh hoạt động ăn uống.

TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

TUYỂN SINH TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG - ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG 2024

  • Hình thức đào tạo: chính quy tập trung
  • Tốt nghiệp sinh viên được trường cấp “Bằng chính quy” thuộc hệ thống văn bằng Quốc gia
  • Được giúp đỡ tìm việc làm và nếu có nguyện vọng Được học liên thông lên Cao Đẳng và Đại học chính quy
  • Ký túc xá miễn phí (không mất tiền) cho sinh viên.
  • Có lớp văn bằng 2 và lớp ngoài giờ hành chính (học buổi tối hoặc Thứ 7, Chủ nhật).

NHẬN THÔNG TIN HỌC PHÍ VÀ LỘ TRÌNH